Sổ đỏ, từ luôn gắn liền với bất động sản, luôn được nhắc đến trong mọi cuộc trao đổi, giao dịch về đất đai. Vậy sổ đỏ là gì? Những lầm tưởng khi nhắc về sổ đỏ. Hãy cùng YUHLAND tìm hiểm thông tin bổ ích này nhé!

Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là tên gọi mà người dân hay sử dụng, để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là sổ do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành, chứng minh quyền sở hữu và sử dụng đất. Khi mỗi gia đình được cấp đất, mỗi mảnh đất sẽ gắn liền với một sổ đỏ tương ứng.
Những loại đất được cấp giấy là đất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất làm nhà ở nông thôn, đất làm muối.
Những lầm tưởng về sổ đỏ
Sổ đỏ là tài sản
Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Nhiều người lầm tưởng sổ đỏ nằm trong giấy tờ có giá trị. Tuy nhiên, sổ đỏ không được xếp vào mục này. Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Căn cứ vào các quy định trên thì sổ đỏ không phải là tài sản, mà là chứng thư pháp lý.
Nhà đất không có sổ đỏ thì không thể sang tên
Theo Pháp luật quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở là một trong những điều kiện bắt buộc phải có khi mua bán bất động sản. Nhưng vẫn có 2 trường hợp ngoại lệ chuyển nhượng nhà đất nhưng không cần tới sổ:
Trường hợp nhận thừa kế – Theo Khoản 1 Điều 168 Luật Đất Đai 2013:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, đối với người được nhận quyền sử đất thông qua thừa kế, kể cả trường hợp thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Thì được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cả người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng đều phải kiểm tra xem đất có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không.
Quyền sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài – Theo Khoản 3 Điều 186 Luật Đất Đai 2013:
a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Căn cứ nêu trên, người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
Sổ đỏ không được cấp lại
Nếu sổ đỏ vô tình bị mất, đánh tráo hay trộm cắp. Bạn vẫn có thể xin làm lại sổ đỏ bằng việc đến Cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp lại cho mình quyền sử dụng đất. Sau khi kê khai lý do cần cấp lại.
Thông tin mất sổ đỏ sẽ được niêm yết 30 ngày tại UBND nơi có đất. Nếu hết thời hạn niêm yết mà vẫn không tìm được sổ. Thì chủ sở hữu nhà đất cần thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Giá trị pháp lý của sổ đỏ và sổ hồng là khác nhau
3 loại Giấy chứng nhận là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, trang bìa màu đỏ. “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”, trang bìa màu hồng (sổ cũ). “Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” trang bìa màu hồng (đây là sổ mới).
Ngày 10/12/2009, Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Về pháp lý 3 sổ này đều như nhau và không nhất thiết đổi qua sổ mới. Nếu có nhu cầu, vẫn có thể đổi được theo Pháp luật Việt Nam.
Qua những lời chia sẻ YUHLAND về khái niệm sổ đỏ là gì, những lầm tưởng về sổ đỏ. Hy vọng bạn có thêm thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc, hay muốn biết thêm về đất đai. Đến với YUHLAND, luôn cung cấp thông tin và các sản phẩm uy tín. Tạo ra nhiều giá trị thực tế mang đến cho khách hàng.